Chính quyền thành phố Hà Nội đã cho đầu thầu công khai với các gói thầu vệ sinh môi trường, thu gom, vận chuyển rác thải từ ba năm nay. Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều vấn đề nghiêm trọng, trong việc thực hiện kế hoạch. Cụ thể, nhiều công ty tư nhân sau khi trúng các gói thầu vệ sinh môi trường đã không hề có đầy đủ năng lực để xử lý rác thải theo yêu cầu.
Một số đơn vị không xây dựng phương án thu gom vận chuyển rác thải như Công ty Môi trường đô thị Xuân Mai. Hay như Công ty Môi trường đô thị Đông Anh lại chưa lập phương án tổ chức sản xuất, phương án tổ chức phân công, kế hoạch thực hiện của công nhân vệ sinh môi trường, số lượng xe thu gom, và nhân công lao động thiếu thốn. Có đơn vị không thực hiện đủ tần suất, duy trì ngõ xóm nhưng vẫn lập biên bản nghiệm thu thanh toán đủ khối lượng theo hợp đồng kinh tế như Công ty Môi trường đô thị Đông Anh. Không rõ, các công ty này đã được đánh giá thế nào về năng lực vận hành khi đấu thầu, mà có thể trúng được những gói thầu này. Tuy nhiên, khi phát hiện ra những những vấn đề này, chính quyền chỉ có biện pháp là nhắc nhở, cảnh cáo mà không hề có những biện pháp mạnh để xử lý. Điều này đang chứng tỏ đang tồn tại những cái bắt ngầm giữa chính quyền và doanh nghiệp vì lợi ích nhóm.
Hệ quả, càng ngày vẫn có hàng tấn rác bị ứ đọng trên các con đường phố Thủ đô, người dân phải tiếp tục sống trong môi trường ô nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, người dân không thể kêu ca, phàn nàn gì khi mọi phản ánh đều bị che đậy, bưng bít và người dân không có quyền phản kháng. Hơn nữa, hàng tháng người dân vẫn phải đóng đủ phí vệ sinh môi trường, nhưng phải chịu dùng những dịch vụ kém chất lượng không hề tương xứng chi phí họ bỏ ra.
Ngoài ra, những lao động tại các công ty vệ sinh môi trường cũng đang phải chịu sự chèn ép của các chủ doanh nghiệp. Cụ thể, họ là những người lao động làm việc trong môi trường độc hại những đang thiếu đi những đồ bảo hộ cần thiết như găng tay, khẩu trang chuyên dụng, các dụng cụ hỗ trợ như xe đẩy, xẻng đã cũ nhưng không được thay mới. Hơn thế nữa, nhiều doanh nghiệp như công ty cổ phần Đầu tư và phát triển công nghệ cao Minh Quân lợi dụng Điều 96 Bộ luật lao động 2012 và Điều 24 Nghị định 05/2015/NĐ-CP liên tục trả chậm lương dưới 15 ngày cho những người lao động. Hệ lũy, nhiều lao động không còn muốn làm việc hết sức, khiến tình trạng rác ún ứ ở các đường phố thủ đô ngày càng nghiêm trọng.
Các tổ chức Công Đoàn không hề có tiếng nói để bảo vệ người lao động, dù hàng tháng đang nhận khoản tiền đóng góp từ người lao động, đã đến lúc cho phép thành lập các Nghiệp Đoàn độc lập do người lao động lập ra theo đúng như các điều khoản trong Bộ luật Lao Động sửa đổi 2019 để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người lao động. Bên cạnh đó, nếu những cái “ bắt tay ngầm” này không được xử lý và chấm dứt bằng việc dân chủ hóa các hoạt động kinh doanh thì vấn đề rác thải Thủ Đô sẽ tiếp tục là mảng tối chưa thể xóa nhòa được.