Từ thời cổ xưa, những nhà hiền triết không chỉ giáo dục đạo người mà còn giáo dục đạo làm quan.
Trong sách “Luận Ngữ” có viết: “Quân tử thành nhân chi mỹ, bất thành nhân chi ác, tiểu nhân phản thị”, tức là người quân tử có đạo đức cao thượng luôn muốn đem lại cái tốt cho người, giúp người làm việc tốt, không thúc đẩy người làm việc xấu.
Trong Thánh Kinh, Chúa Jesus cũng dạy các môn đồ: Điều các ngươi không muốn thì chớ làm cho người khác.
Trong xã hội thì những kẻ tiểu nhân trái ngược lại. Kẻ tiểu nhân mà là những kẻ có chức quyền thì luôn làm những điều xấu điều ác để cho đám thuộc hạ, đàn em bắt chước, làm theo. Điều này làm cho xã hội và quan trường ngày càng hủ bại, cái xấu lên ngôi, cái tốt bị trù dập.
Chúng ta đã chứng kiến Nguyễn Phú Trọng, kẻ cầm đầu đảng và Nhà nước độc tài CSVN luôn luôn làm các việc xấu xa trước đảng của y và trước bàn dân thiên hạ.
Năm 2016, NPT phá vỡ qui tắc của chế độ độc tài CSVN khi tái cử với tiêu chuẩn đặc biệt là quá tuổi.
Năm 2018, NPT tự vả vào mặt y khi nhận thêm chức CTN, mà trước đó NPT đã nói trước cử tri và truyền thông: Chức Bí thư đã nhiều quyền lực, mà thêm chức Chủ tịch nữa thì ai còn kiểm soát nổi.
Năm 2021, NPT lần thứ hai phá vỡ qui tắc của chế độ độc tài CSVN về độ tuổi và số lần giữ ghế TBT; Việc làm của NPT đã kéo theo NXP cũng ở lại theo tiêu chuẩn đặc biệt về độ tuổi cùng với 8 ủy viên TƯ quá tuổi khác.
NPT còn bao che tôi phạm và không tố giác tội phạm hối lộ.
Dịp Tết vừa qua, Nguyễn Phú Trọng đã không thực hiện qui định của thành phố Hà Nội và chính phủ về đeo khẩu trang.
Có thể nói trong lịch sử hơn 90 năm tồn tại của đảng CSVN thì TBT NPT là kẻ phá bĩnh, làm bậy kinh khủng nhất.
Những gì mà NPT đã và đang làm hôm nay không chỉ gây hại cho đất nước và Nhân dân trong 10 năm qua và 5 năm tới.
Nhưng chắc chắn nó sẽ để lại 1 tấm gương cực kỳ xấu xa và hủ bại cho chính đảng CSVN và cả xã hội VN trong nhiều thập kỷ nếu Nhân dân VN chưa chịu đứng lên làm CM xóa bỏ độc tài CSVN.
Trí tuệ của người xưa cho biết, làm quan càng cao càng cần ghi nhớ những điều sau: Con người khi đứng trước danh, lợi, quyền thế sẽ rất khó để khống chế dục vọng của bản thân mình. Đặc biệt, một người làm quan có chức vị càng cao, nắm giữ quyền lực càng lớn trong tay, lại càng khó khống chế hơn nếu họ không có đạo đức cao thượng.
Điều này rất đúng với NPT, một con người có ham muốn và dục vọng về danh, lợi, quyền lực không gì kiểm soát nổi. Bởi NPT không có đạo đức cao thượng thì không thể kìm chế được dục vọng quyền lực của y. Đằng này NPT có đạo đức xấu xa, hèn hạ, gian dối,…
Có chức TBT rồi thì sát hại đồng chí, chiếm luôn ghế CTN, nắm quyền 1 nhiệm kỳ rồi thì muốn tiếp tục 2, 3 nhiệm kỳ, nếu y còn khỏe thì có thể 4,5 nhiệm kỳ,…
Nguyễn Phú Trọng coi việc truy cầu danh lợi quyền thế là mục đích của cuộc đời y. Vì vậy, khi đạt được quyền thế trong tay Nguyễn Phú Trọng vô cùng đắc ý và đã dễ dàng bị mê lạc.
Đặc biệt, Nguyễn Phú Trọng lại có xuất thân thấp kém và có tuổi thơ bị bạn bè khinh rẻ, nên sau khi có được địa vị cao, y đã ham mê theo đuổi quyền lực, danh lợi mà không còn giữ vững được bản thân và mê lạc trong quyền thế, phú quý.
Nguyễn Phú Trọng không thể vui vẻ với cảnh bần hàn, giữ gìn đạo đức, phẩm hạnh của bản thân nữa, từ đó mà Nguyễn Phú Trọng đánh mất đi cái gốc làm người.
Nguyễn Phú Trọng một khi đã đánh mất cái gốc làm người thì chẳng khác gì một người đã chết rồi. Vì thế, người xưa răn dạy rằng, càng là người có chức vị cao trong xã hội, đối mặt càng nhiều với danh lợi, quyền thế thì càng phải chú trọng tu dưỡng đạo đức mới không khiến bản thân bị mê lạc, mất đi lương tâm.
Nhưng Nguyễn Phú Trọng khi có quyền cao, chức trọng thì bản thân y đã bị mê lạc và đánh mất lương tâm.
Tôi xin kể câu chuyện người xưa làm quan như thế nào.
Tôn Thúc Ngao là người nước Sở thời Xuân Thu. Vua nước Sở lúc ấy là Sở Văn Vương biết Tôn Thúc Ngao là người có tài có đức nên đã mời ông ra làm quan lệnh doãn. Trong cuốn “Thuyết uyển. Kính thận” của tác giả Lưu Hướng thời Tây Hán có ghi lại câu chuyện xảy ra ngay trước ngày Tôn Thúc Ngao lên đường nhậm chức như sau:
Sau khi Tôn Thúc Ngao được làm quan lệnh doãn, cả nước quan, dân đều tới mừng. Sau cùng có một ông lão già mặc áo vải, đội mũ trắng, đến viếng.
Tôn Thúc Ngao thấy thế, ăn mặc chỉnh tề ra yết kiến, thưa với ông lão rằng:
– Vua chúng tôi không biết tôi là người bất tài, quá tin mà cho làm quan để tôi làm lụy cho lại, cho dân. Ai ai cũng đến mừng, một mình lão đến viếng, chắc có ý kiến gì đấy chăng?
Ông lão nói:
– Có. Thân đã sang mà khinh người thì dân không chuộng. Chức đã cao mà chuyên quyền, thì vua sinh ghét. Lộc đã hậu mà không tri túc, thì gặp phải tai vạ.
Tôn Thúc Ngao vừa vái, vừa nói:
– Xin kính vâng lời.
Nói rồi Tôn Thúc Ngao lại nài ông lão dạy thêm cho mấy câu nữa.
Ông lão bảo:
– Chức đã cao, ý càng phải khiêm cung. Quan đã to, tâm càng phải tế nhị. Lộc đã hậu, càng phải cẩn thận, chớ có lấy sằng, lấy bậy. Ông giữ được những điều ấy là đủ trị dân vậy.
Trong suốt cuộc đời làm quan của mình Tôn Thúc Ngao luôn ghi nhớ những lời răn dạy này. Ông dù làm chức quan cao hay thấp đều chăm lo cho dân, ăn mặc giản dị, đi xe thô xơ, thanh liêm chính trực. Ông dốc lòng với việc nước, phụ giúp vua nước Sở giáo hóa dân chúng, phát triển kinh tế, giảm thiểu hình phạt cho dân chúng. Ông vừa có thể thực hành pháp luật nghiêm minh lại thương xót dân chúng, vô cùng coi trọng cuộc sống của dân chúng, từ đó chế định ra nhiều chính sách và pháp lệnh có lợi cho dân chúng. Nước Sở dưới sự dốc lòng trợ giúp cai trị của Tôn Thúc Ngao đã tiến vào thời kỳ hưng thịnh cả về kinh tế, văn hóa và triều chính.
Chức vị càng cao càng phải biết chăm lo cho dân chúng, bài học này cũng được nhiều vị minh quân, hiền thần nhắc đến. Hoàng đế Đường Thái Tông từng nói rằng: “Đạo của bậc quân vương, trước tiên trong lòng nhất định phải có dân chúng, quan tâm dân chúng, nếu như làm tổn hại dân chúng để được lợi bản thân thì cũng giống như cắt thịt chân mình để ăn no bụng, bụng thì no mà thân thì ngã quỵ”.
Qua bài học của người xưa, chúng ta thấy rằng:
Nguyễn Phú Trọng là kẻ đứng đầu đảng và nhà nước độc tài CSVN xấu xa, hủ bại như thế nào.
Không những vậy, Nguyễn Phú Trọng đã đi vào lịch sử của Việt Nam và thế giới là nguyên thủ quốc gia độc ác nhất khi mà trong nhiệm kỳ của mình y không thực hiện bất kỳ một đợt đặc xá nào.
Nguyễn Phú Trọng không bao giờ xem trọng Nhân dân và đất nước. Y chỉ xem trọng tới sự tồn vong của đảng và chế độ độc tài CSVN vừa phản dân chủ và phản động.
Đấu tranh xóa bỏ độc tài CSVN là quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của con dân nước Việt ở trong và ngoài nước.
Tài liệu tham khảo: trithucvn.org