Để có được chiến thắng cho đảng thì tận diệt xương máu đồng bào vẫn luôn là cách mà đảng chọn lựa. Chính vì vậy mà tháng 1/1959, ông Hồ Chí Minh cho họp Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng để đưa ra “con đường phát triển cơ bản của cách mạng miền Nam là con đường sử dụng bạo lực cách mạng để giải phóng miền Nam.”
Trong hội nghị này đảng Cộng Sản (lúc đó gọi là đảng Lao Động) đã vạch ra nhiều nhiệm vụ, trong đó có chi viện cho Miền Nam về lực lượng, vũ khí, đạn dược, thuốc men, quân trang, quân dụng… với số lượng lớn. Quan trọng nhất là cần đẩy nhiều người vào Nam vì lực lượng tại chỗ không đủ để… chụm vào lò lửa chiến tranh.
Để đấu lại sức mạnh khoa quân sự của Mỹ thì Miền Bắc cần phải vét cả những học sinh sinh viên, vì vậy nên năm 1965 đảng Cộng Sản đã lệnh cho Trung Đoàn dựng lên cái gọi là “phong trào 3 sẵn sàng” (1. Sẵn sàng chiến đấu dũng cảm, sẵn sàng gia nhập các lực lượng vũ trang; 2. Sẵn sàng khắc phục mọi khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, công tác và học tập trong bất kỳ tình huống nào; 3. Sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì mà Tổ Quốc cần) để để vừa dụ vừa ép sinh viên bỏ học cầm súng vào Nam bắn vào đồng bào mình.
Sau phong trào “phong trào 3 sẵn sàng” thì những trí thức tương lại bị chụm gần hết, đến năm 1970-1972 đảng lại vét mạnh hơn nữa và cuối cùng họ đã hốt được 10.000 sinh viên các trường đại học Bách khoa, Tổng hợp, Nông nghiệp, Xây dựng, Kinh tế kế hoạch (nay là Kinh tế quốc dân) tống vào Nam để chụm tiếp.
Sau đó từ 1972-1975 họ vét mạnh hơn hơn nữa vì lúc này “quỹ sinh mạng học đường” cũng sắp cạn. Thế hệ bị vét vào giai đoạn 1970-1975 người ta gọi là “thế hệ xếp bút nghiên lên đường ra trận.” Rất nhiều sinh viên học sinh thời đó phải chấp nhận sự thật nghiệt ngã “sinh Bắc tử Nam.” Nói chung là từ năm 1965-1975 đảng vét cả sinh viên và học sinh tống vào Nam chụm vào lò chiến tranh để mang lại “chiến thắng vinh danh cho đảng.”
Năm 1960 ông Nguyễn Phú Trọng 16 tuổi không biết đảng đã cần người đến mức phải vét cả cậu thanh niên choai choai 16 tuổi như ông để đẩy vào Nam chưa? Với 16 tuổi vào lúc đó thì chưa chắc gì đảng cần, tuy nhiên nếu từ 18 tuổi trở lên thì đảng rất cần. Không biết lúc ông 18 tuổi trở đi ông có “xin vào Nam chiến đấu” không? Lúc đó ông Trọng mà dám mở mồm thì đảng đã hốt ông đi chụm luôn rồi.
Trong phát biểu của ông Trọng cho thấy ông đã rất ma mãnh, ông đã chọn tuổi 16 để khoe thành tích “xin vào Nam chiến đấu” thay vì chọn tuổi 18 hay lớn hơn. Mục đích là để chứng minh mới dân rằng “Đấy, thấy chưa? Do đảng không cho tao đi chứ không phải tao trốn lính nghe chửa bọn thối mồm!”
Để được ngồi lại ghế tổng bí thư nhiệm kỳ 2, ông Nguyễn Phú Trọng đã đạp lên điều lệ đảng vẽ ra “suất đặc biệt” để ưu tiên cho bản thân mình. Rồi đến nhiệm kỳ 3 ông cũng tạo ra suất đặc biệt như thế nữa. Hành động đạp lên đảng luật thì không thể gọi là “đảng phân công” được mà phải gọi chính xác là lộng quyền. Thực tế là vậy nhưng khi tiếp xúc cử tri ông Trọng nói rằng “Đến bây giờ tôi năm nay 77 tuổi rồi. Đại hội (đảng) vừa rồi tôi đã xin nghỉ, xin thôi rồi. Tại họp báo sau đại hội tôi nói công khai. Tôi nói năm nay tôi đã cao tuổi rồi, sức khoẻ có hạn, tôi xin không ứng cử nhưng Trung Ương quyết định, đại hội bầu, là đảng viên nên tôi phải chấp hành.” Đấy! Vẫn là cách quen thuộc, đổ tội cho “đảng ép tôi phải làm.”
Còn nhớ ngày 14/11/2012 trong lần chất vấn trước Quốc hội, ông Dương Trung Quốc đề nghị Nguyễn Tấn Dũng nên từ chức thì ông Dũng cho biết ông không từ chức vì do đảng phân công chứ ông không xin. Văn hóa đổ đỗi cho “đảng phân công, đảng ép buộc” là cách chạy tội phổ biến của quan chức cộng sản tham quyền cố vị.
Chuyện thời thanh niên ông Trọng trốn đi bộ đội, rồi chuyện ông tham quyền cố vị tràn ngập trên báo lề trái, chắc chắn ông đã đọc và ông cảm thấy nhột. Với cách thanh minh bằng câu chuyện kể về tiểu sử bản thân cho thấy ông Trọng có dụng ý phản bác lại “luận điệu xuyên tạc của bọn phản động.” Người Cộng Sản thì muôn đời vẫn vậy, vẫn dùng dối trá để che đậy cái xấu xa.
Nguồn: FB Đỗ Ngà