Một thế giới đầy sắc màu, chính sách ngoại giao đa phương với các đại cường có quyền lợi xung khắc nhau đang khiến Việt Nam gặp khó khăn. Tuyên bố Việt – Trung lần đầu nhắc về ‘nhân quyền, cách mạng màu’. Giới trẻ cần làm gì để vượt qua nỗi sợ hãi ‘bão quyền’?
***
Trong một thế giới có nhiều xảo trộn, thay đổi hỗn loạn, là một quốc gia có vị trí chiến lược đặc biệt nhưng chưa đủ hùng mạnh và tự lập như Việt Nam. Chắc chắn đất nước chúng ta sẽ bị ảnh hưởng mạnh mẽ, nhất là trong bối cảnh thao túng và đe dọa của Trung Quốc đối với Đài Loan, đối với an ninh và ổn định của khu vực Đông Nam Á lẫn Biển Đông. Người Việt dù ở bất cứ nơi đâu cũng đều quan tâm đến tương lai và vận mệnh đất nước đang bị chế độ độc tài kim hãm con đường phát triển và mưu cầu hạnh phúc. Đáng lo nhất là thái độ phục tùng hiện nay của nhà cầm quyền Hà Nội trước thái độ hung hãn, xâm lược của Bắc Kinh đối với Việt Nam. Chia sẻ những trăn trở về quê hương và hoàn cảnh của người dân trong nước, từ điều kiện sinh sống, nhận sinh tới nhân quyền, cơ sở Việt Tân tại Anh Quốc đã mời Tiến sĩ Trần Diệu Chân, là dịch giả quyển sách nổi tiếng “Chết bởi Trung Quốc” cùng với Luật sư Nguyễn Văn Đài sáng lập viên và là lãnh đạo Hội Anh Em Dân Chủ đến tham gia hội thảo.
Tình hình Việt Nam trong bối cảnh xung đột của thế giới, đặc biệt là mối đe dọa của Trung Quốc. Chúng ta có thể làm gì? Buổi luận đã diễn ra tốt đẹp vào Chủ Nhật 26 tháng 2 , 2023 – từ 13h – 15h, ST GILES HOTEL BEDFORD AVE LONDON, WC1B 3GH.
Hội nghị đã có sự tham dự và giao lưu của các thành viên của đảng Việt Tân, Hội Anh Em Dân Chủ và kiều bào Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Anh Quốc.
Trong buổi hội luận các bạn trẻ người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập ở Vương Quốc Anh cũng như nhiều bạn trẻ tị nạn cộng sản khác đã tranh luận sôi nổi về nhiều chủ đề đang tồn tại ở nhà nước độc tài toàn trị cộng sản Việt Nam. Vượt qua nổi sợ là một trong những trọng tâm được tiến sĩ Trần Diệu Chân nêu lên và được hưởng ứng nhiệt tình.
Làm sao để người dân cần phải bước qua tâm lý sự hãi để có thể bảo vệ quyền lợi của mình một cách thiết thực hơn. Luật pháp và hiến pháp Việt Nam hiện giờ cũng đã quy định rất rõ ràng các quyền và lợi ích công dân. Vấn đề là chúng ta có yêu cầu nhà cầm quyền thực thi các lợi ích đó hay không thôi.
Đừng có sự e dè nào hết, tiếng nói của người dân phải được nhà nước lắng nghe. Tại sao chúng ta không tận dụng quyền và lợi ích hợp pháp của mình đã ghi nhận trong hiến pháp và luật pháp để chúng ta đòi hỏi sự thực thi đúng đắn? Người dân cần phải bước qua tâm lý sợ hãi đó để thúc đẩy sự đồng hành của các cơ quan nhà nước. Dẫu biết rằng hiến pháp Việt Nam nhìn sơ qua có vẻ quyền dân chủ rất cao. Nhưng với một nhà nước cộng sản trị thì mọi điều luật đều bị bóp méo. Nỗi sợ hãi của giới trẻ muốn đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ trở thêm nặng nề khi chính quyền quay sang hạ sách khủng bố gia đình của họ. Ví như gửi giấy mời, giấy triệu tập cha mẹ, vợ con của nhưng nhà hoạt động lên đồn để truy vẩn, doạ dẫm. Trong hội nghị, nhiều bạn trẻ đã chia sẻ kinh nghiệm và thực tế của bản thân, gia đình mình để chống lại hạ sách của chính quyền.
Một số hình ảnh(slideshow) về các thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ chụp lưu niệm cùng các diễn giả Tiến sĩ Trần Diệu Chân và LS Nguyễn Văn Đài tại Hội nghị 26/02/2023, Anh Quốc.
Bạn Trong Nguyen Dinh đã phát biểu trong hội nghị “Khi phải đối diện với chính quyền cộng sản chúng ta luôn sợ hãi, bởi vì họ rất thâm độc và nham hiểm. Họ sẵn sàng sử dụng mọi mưu hèn kế bẩn để đàn áp mọi người. Cho nên khi chúng ta quyết tâm đi theo con đường đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ và tự do thì chúng ta phải. Luôn luôn học hỏi và trau dồi kiến thức, xác định mục tiêu rõ ràng, phải được đào tạo, rèn luyện từng bước để có thêm kinh nghiệm và hiểu rõ con đường mình đấu tranh cho tự do, nhân quyền. Cầu nguyện và xin ơn Chúa thêm sức giúp mình, bởi vì mình đang đi làm việc thiện tâm, đó là đấu tranh cho công lý, hòa bình và quyền của con người.” Nhân Quyền là một quyền cơ bản mạ tạo hoá đã ban tặng cho mỗi con người từ khi sinh ra, không ai hay thế chế chính trị nào có thể tước đoạt được điều hiển nhiên đó. Nếu chính quyền xem nhân quyền như một ân huệ ban phát thì người dân phải đứng lên đấu tranh bằng trải tìm của con người và tình yêu thương, sức mạnh từ đấng kiến tạo.
Bàn thêm về tình hình địa chính trị của Việt Nam trong năm 2022, Chỉ trong vòng một tuần lễ, các đại cường đều ép Hà Nội “can dự” sâu hơn vào chiến lược của mỗi bên. Nói nhại theo ý người xưa: ‘Thân này ví xẻ làm ba được…’ và nay thì tình cảnh của Việt Nam đúng như thế.
Trong chuyển thăm Trung Quốc vào cuối năm 2022 của Nguyễn phú Trọng. Hai nước cũng công bố Tuyên bố chung, theo đó, tiếp tục đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc.
So với tuyên bố chung năm 2015 và 2017, tuyên bố chung năm 2022 sau chuyến thăm của vị Tổng Bí thư 78 tuổi có điểm khác biệt khi đề cập việc Trung Quốc và Việt Nam thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực chống khủng bố, chống “diễn biến hòa bình”, “cách mạng màu”.
Bên cạnh đó, hai nước cũng nhấn mạnh “hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền, không chính trị hóa vấn đề nhân quyền”.
Khi đọc lại Tuyên bố chung năm 2015 và 2017, độc giả không tìm thấy chữ ‘nhân quyền’, hay ‘cách mạng màu’ trong hai văn bản này.
Việc “không chính trị hóa vấn đề nhân quyền” dường như là cách tiếp cận chủ đạo của Trung Quốc khi đứng trước những lên án của quốc tế về việc vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đối với người dân tộc thiểu số, đặc biệt là người Duy Ngô Nhĩ tại khu vực Tân Cương, cũng như cách xử lý các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hong Kong.
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (HRW) khu vực châu Á cáo buộc Việt Nam sẽ thành “đối tác cấp dưới cho chính phủ Trung Quốc tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.”
“Không nghi ngờ gì về việc Hà Nội sẽ bỏ phiếu theo mong muốn của chính phủ Trung Quốc tại Hội đồng Nhân quyền, và sẽ vui vẻ đóng vai trò đối tác cấp dưới của Trung Quốc trong nỗ lực phá bỏ các nguyên tắc của luật nhân quyền quốc tế và nỗ lực thực thi hiệu quả các luật đó.”
Là Hai quốc gia độc đảng, vốn hành xử lộng hành trong vấn đề nhân quyền. Cả Hà Nội lẫn Bắc Kinh đều xem tự do cá nhân và việc thực hiện các quyền dân sự và chính trị cơ bản là mối đe dọa cốt tử đối với quyền lực chính trị của họ.