Tại sao đảng cộng sản Việt Nam không dám bỏ Điều 4 Hiến pháp?

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng Điều 4 Hiến pháp có vai trò cốt lõi trong việc bảo đảm vị trí cai trị của đảng mà thực chất là của một nhóm thiểu số tầng lớp chóp bu của đảng(gọi tắt là giới chóp bu CSVN) đối với nhà nước và xã hội. Điều này được nhìn nhận như một nguyên tắc chính trị và pháp lý quan trọng nhằm duy trì sự ổn định của chế độ chính trị độc đảng hiện tại. Việc bỏ Điều 4 Hiến pháp có thể dẫn đến “mất đảng, mất chế độ” bởi các lý do sau:

1.Đảng cộng sản Việt Nam năng lực yếu kém, đạo đức hủ bại, do đó không đủ khả năng cạnh tranh với các Đảng phái chính trị khác một cách tự do, bình đẳng và công bằng

Triết gia Lord Action đã từng nói:

“Quyền lực tuyệt đối sinh ra sự tha hoá tuyệt đối.”

Đảng CSVN đã dùng bạo lực để cướp chính quyền. Sau đó, giới chóp bu CSVN đã sự dụng bạo lực, trấn áp để giữ quyền lực cai trị đất nước và Nhân dân trong gần 80 năm qua.

Chính quyền lực tuyệt đối đó đã làm tha hoá và hủ bại toàn bộ đảng CSVN từ trung ương tới địa phương. Nạn tham nhũng của mọi tầng lớp quan chức CSVN đã biến họ thành giặc nội xâm của đất nước và dân tộc Việt Nam.

Trong quan trường chỉ còn nạn mua quan bán chức, những kẻ nịnh bợ. Quan trường cộng sản hủ bại tới mức trưởng phòng Khảo thí của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hoà đã phải thốt lên trước toà: “Ai cũng gù, người thẳng lưng trở thành người khuyết tật”.

Mọi giá trị đạo đức trong xã hội đều bị đảo lộn, người sống tốt và ngay thẳng trở nên hiếm hoi. Nhà thơ Bừi Minh Quốc đã phải thốt lên:

“Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa,

Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi.”

Do đó, nếu Việt Nam có đa Đảng, đảng CSVN sẽ đi vào lịch của đất nước Việt Nam như một đảng phản động.

2. Mất cơ sở pháp lý cho vai trò cai trị đất nước và Nhân dân của giới chóp bu đảng CSVN

• Điều 4 Hiến pháp 2013 khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”

• Nếu bỏ Điều 4, địa vị cai trị của chóp bu đảng CSVN không còn được hiến định, tức là không có cơ sở pháp lý ràng buộc để bảo vệ quyền lực lãnh đạo của Đảng, dẫn đến nguy cơ các lực lượng chính trị khác đấu tranh loại bỏ vị trí cai trị của giới chóp đảng CSVN.

3. Đe dọa sự ổn định chính trị?

• Điều 4 đảm bảo quyền lực tập trung vào giới chop bu CSVN duy nhất. Nếu bỏ điều này, chế độ chính trị có thể chuyển sang đa nguyên, đa đảng, từ đó dẫn đến cạnh tranh quyền lực. Giới chóp bu CSVN tuyên truyền bậy bạ rằng “Quá trình này có thể tạo ra bất ổn chính trị, mâu thuẫn và xung đột nội bộ”. Nhưng thực chất, khi chuyển đổi từ chế độ độc đảng CSVN sang chế độ đa nguyên, đa Đảng nếu có sự bất ổn thì do chính các đảng viên đảng CSVN gây ra. Lý do là họ chưa chấp nhận sự thay đổi để đem lại tự do, dân chủ và quyền lực về tay Nhân dân.

4. Mất kiểm soát trong quá trình thay đổi chính trị

• Việc bỏ Điều 4 có thể dẫn đến sự xuất hiện của các đảng phái, tổ chức đối lập yêu cầu chia sẻ hoặc thay thế vai trò cai trị của giới chóp bu CSVN. Trong trường hợp không kiểm soát được, giới chóp bu CSVN có thể đánh mất vị thế thống trị trong hệ thống chính trị.

5. Nguy cơ mất chế độ xã hội chủ nghĩa

• Giới chóp bu đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ coi mình là lực lượng cai trị duy nhất để đưa đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Nếu mất vai trò này, các mô hình chính trị khác (chẳng hạn như dân chủ Nhân dân) có thể thay thế, dẫn đến sự thay đổi căn bản về hệ tư tưởng và chế độ kinh tế, chính trị.

6. Kinh nghiệm từ các nước khác

• Những nước từng theo mô hình xã hội chủ nghĩa và xóa bỏ vai trò lãnh đạo độc quyền của Đảng Cộng sản (như Liên Xô, Đông Âu) thường trải qua khủng hoảng kinh tế, chính trị và xã hội nghiêm trọng. Sự tan rã của Đảng Cộng sản tại các nước này thường đi liền với sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Sau khi các nước XHCN Đông Âu từ bỏ chế độ cộng sản, thì đảng cộng sản hầu như không bao giờ quay trở lại nắm quyền do đa số người dân không lựa chọn.

Kết luận:

Đối với tầng lớp chóp bu của đảng Cộng sản Việt Nam, Điều 4 Hiến pháp không chỉ là một điều khoản pháp lý, mà còn là nền tảng chính trị để bảo vệ sự tồn tại và vai trò cai trị của giới chóp bu CSVN trong hệ thống chính trị Việt Nam. Việc bỏ điều khoản này được coi là một thách thức nghiêm trọng đối với sự ổn định và duy trì chế độ chính trị hiện tại.

Chia sẻ bài viết

Vì một Việt Nam dân chủ, văn minh và pháp trị, hãy chia sẻ bài viết này một cách rộng dãi

Bài viết mới nhất