Bài viết tham gia tìm hiểu về nhân quyền và dân chủ dưới đây của Phạm Thị Phương Thảo, một thành viên trẻ tuổi của Hội Anh Em Dân Chủ. Thảo sinh năm 2006, nhưng đã có sự hiểu biết và mạnh mẽ của tuổi trẻ quan tâm tới tự do và dân chủ cho Việt Nam.
Hiện nay vấn đề về tự do dân chủ đa đảng đang là 1 trong những vấn đề được xã hội quan tâm và là nội dung nóng bỏng trên các trang mạng xã hội. Vậy thì tự do dân chủ là gì? Hệ thống đa đảng là gì? Và vì sao vẫn đề đó lại được xã hội quan tâm tới vậy?
Đầu tiên nhắc tới tự do và dân chủ, với những kiến thức ta được biết thì tự do và dân chủ là những giá trị phổ quát mà hầu hết các xã hội văn minh đều coi trọng. Tự do là quyền của mỗi con người chúng ta, đó là khi chúng ta được tham gia vào việc quản lý đất nước, được lựa chọn và được phát biểu ý kiến của bản thân mà không bị áp đặt và hạn chế, bất công.
Trong khi đó dân chủ lại là phương tiện để đảm bảo quyền tự do đó được thể hiện 1 cách công bằng và bình đẳng. Ngoài ra nó còn là nền tảng của sự thấu hiểu, hợp tác và còn là sự ổn định của sự ổn định lâu dài.
Còn về hệ thống đa đảng là hệ thống mà ở đó có thể có hai hoặc nhiều hơn các đảng phái chính trị mà đều có khả năng điều hành 1 cách độc lập hoặc liên mình với nhau. Có thể nói là hệ thống đa đảng mang lại nhiều lợi ích quan trọng trong 1 xã hội.
Khi có nhiều đảng phái khác nhau cùng than gia vào quá trình chính trị, người dân có cơ hội để lựa chọn và trao quyền lực cho những người đại diện thực sự phản ánh nguyện vọng của họ. Mỗi đảng phái đều có tư tưởng và mục tiêu riêng, các chương trình hành động khác nhau, giúp cho người dân có thể chọn lựa giải pháp tốt nhất cho đất nước. Sự cạnh tranh giữa các đảng phái cũng thúc đẩy sự minh bạch, giảm thiểu nguy cơ tham nhũng và lạm quyền.
Vậy để hiểu rõ hơn về lợi ích của hệ thống đa đảng chúng ta hãy phân tích từng ý nghĩa mà hệ đống đa đảng mà chúng ta hiểu được.
+ Hệ thống đa đảng thúc đẩy sự minh bạch và trách nhiệm giải trình:
Là khi các đảng phái khác nhau tồn tại, họ có trách nhiệm và bảo vệ các quyết định, chính sách của mình trước công chúng. Điều này khiến các đảng lắng nghe người dân, làm việc vì lợi ích chung thay vì chỉ phục vụ lợi ích riêng của 1 nhóm nhỏ.
+ Đảm bảo sự lựa chọn cho người dân:
Là khi mỗi cá nhân có quan điểm và nhu cầu khác nhau. Vì vậy việc có nhiều đảng phái sẽ mang lại nhiều sự lựa chọn phong phú hơn, giúp người dân sẽ lựa chọn được đảng phái phù hợp với bản thân và mong muốn của bản thân. Sự đa dạng này phản ánh tính phức tạp và phong phú của xã hội, khuyến khích sự phát triển toàn diện của đất nước.
+ Ngăn chặn sự lạm quyền và độc quyền chính trị:
Hệ thống đa đảng giúp kiểm soát quyền lực, bởi mỗi đảng phái sẽ đóng vai trò như 1 cơ chê giám sát đối với các đảng phái khác. Điều này sẽ hạn chế khả năng lạm quyền của 1 đảng duy nhất, và tạo ra các cơ chế để xử lí các hành vi tiêu cực hoặc bất công trong xã hội.
+ Thúc đẩy đổi mới và phát triển bền vững:
Là sự cạnh tranh giữa các đảng phái. Nó sẽ thức đẩy họ phát triển những phương pháp tốt hơn cho các vấn đề về xã hội, kinh tế và môi trường. Điều này tạo điều kiện cho sự đổi mới và phát triển bền vững. Đồng thời mang tính khuyến khích chính phủ phục vụ ng dân tốt hơn.
Vậy tự do, dân chủ và hệ thống đa đảng không chỉ là những giá trị lí tưởng mà còn là những yếu tố thiết yếu giúp xã hội phát triển lành mạnh, công bằng và bền vững. Để xây dựng một đất nước thịnh vượng và mạnh mẽ, cần tạo điều kiện để các giá trị này được bảo vệ và thúc đẩy. Đối thoại và hợp tác giữa các quan điểm khác nhau sẽ giúp đất nước vượt qua mọi thử thách, mang lại sự ổn định và hạnh phúc cho mọi công dân.