Bài viết dự thi của Lê Thị Lan, thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ tại Anh Quốc.
Trong suy nghĩ của chúng ta:
Tự do là quyền được tự do nghe, tự do nói tự do nhìn, tự do đi lại, tự do lựa chọn tín ngưỡng, tự do kết bạn, tự do thể hiện quan điểm chính trị, tự do bầu cử, tự do ứng cử, tự do lập đảng, tự do lựa chọn đảng. Những quyền này là những quyền cơ bản của con người được công ước của liên hợp quốc công nhận và chính quyền Việt Nam cam kết tuân theo.
Nhưng sự thật thì sao?
Việt Nam chỉ có một đảng duy nhất. Những điều đơn giản kể trên lại trở thành sự xa xỉ đối với người dân Việt Nam.
Dân chủ là gì ?
Dân chủ là khi bạn được sống trong một xã hội có luật pháp công khai, minh bạch. Tất cả mọi Người dân đều được quyền bình đẳng trước pháp luật, không chịu sự đàn áp bất công hay áp đặt nào từ chính phủ cầm quyền.
Để đạt được dân chủ như vậy thì cần có một hệ thống đa đảng. Hệ thống đa đảng này sẽ giúp cho chính phủ cầm quyền không lạm dụng quyền lực mà phải công khai minh bạch trong tất cả hoạt động và chịu sự giám sát của các đảng phái đối lập. Chỉ có như thế thì pháp luật mới được thực thi một cách công khai minh bạch công bằng và người dân sẽ có quyền tự do lựa chọn đảng mà họ tin tưởng và giao phó vận mệnh đất nước.
Thế nào là đa đảng:
đa Đảng tức là gồm hai đảng trở lên tham gia điều hành đất nước và các đảng tích cực tham gia tranh cử và đưa ra các chính sách và phương thức điều hành đất nước một cách công khai và minh bạch và người dân dựa theo đó mà lựa chọn đảng mà họ tin tưởng điều hành đất nước. Sau khi đảng được lựa chọn lên cầm quyền mà họ làm không đúng những gì họ đã cam kết thì người dân có thể bãi nhiệm và tiến hành bầu cử lại để chọn ra đảng phái khác phù hợp hơn.
Điều này không thể có khi chỉ có một đảng nắm quyền duy nhất điều hành đất nước, họ sẽ trở thành lực lượng cái trị đất nước một cách độc tài, độc trị và sẽ bắt bớ bỏ tù bất cứ ai dám lên tiếng phản đối sự chuyên quyền áp đặt của họ.
Dưới sự lãnh đạo của một chính quyền thiếu tự do dân chủ và đa đảng người dân sẽ bị thiệt thòi. Họ sẽ chia thành hai xu hướng.
Xu hướng thứ nhất là người dân cam chịu và chấp nhận tất cả và tự an ủi bản thân là mình đang được sống trong chế độ dân chủ tự do để được sống yên bình qua ngày với một mong ước hi vọng chính phủ sẽ từ từ tốt thay đổi lên.
Xu hướng thứ hai là những người không chấp nhận sự độc tài,độc trị và họ sẽ tìm mọi cách lên tiếng đấu tranh đòi hỏi quyền tự do dân chủ và đa đảng bằng nhiều biện pháp khác khác nhau. Những người này sẽ nhận được sự đàn áp bắt bớ và bỏ tù từ phía chính quyền và độc đảng độc tài. Nếu những người này đấu tranh thành công thuyết phục và lôi kéo những người ở xu hướng thứ nhất về phía mình thì khi số lượng người tham gia đủ lớn họ có cơ hội bắt được chính quyền độc tài phải thay đổi, chấp nhận thỏa hiệp cho phép người dân được sống trong chế độ đa đảng, được sống trong một chế độ pháp luật dân chủ công bằng và minh bạch, tiếng nói của người dân được chính quyền lắng nghe.
Chỉ có như thế đất nước mới được phát triển theo hướng đúng đắn và giàu mạnh. Chính vì vậy mà nền kinh tế của các nước phương tây phát triển mạnh mẽ và người dân được lựa chọn đảng điều hành đất nước và các đảng phái luôn luôn phải cạnh tranh để điều hành đất nước được tốt nhất theo mong ước của người dân. Chỉ có những chính quyền yếu kém mới sợ hãi sự cạnh tranh và minh bạch.
Chính vì vậy mà mọi người dân Việt Nam cũng như người dân ở những Trung quốc, Bắc triều tiên đều mong muốn từ trong đáy lòng là được sống trong một chế độ đa đảng, mong muốn được sống trong một chế độ dân chủ nơi họ được hưởng những quyền con người theo công ước của liên hợp quốc đã đề ra.