Mới đây, ca sĩ Khánh Ly về Việt Nam hát rồi bị phạt, rồi cuối cùng là Nhà hát lớn Hà Nội bị mất điện dù đã thu xếp cả mấy tháng trời cho buổi biểu diễn đó. Mất điện đến mức không thể dùng máy phát dự phòng, mất điện đến mức phải hủy biểu diễn mới thôi.
Và ai cũng biết rằng đó là “Biện pháp nghiệp vụ” của chính quyền Hà Nội – nơi là “trung tâm văn hoá chính trị của đảng vinh quang và vĩ đại” – khi mà chính quyền không muốn buổi biểu diễn diễn ra mà không có lý do nào chính đáng có thể viện dẫn để thuyết phục được người khác. Thì hẳn nhiên là phải “mất điện”. Mất điện cho đỡ mất mặt. Thế thôi.
Chuyện đó không lạ với những ai nhẵn mặt chính quyền Hà Nội.
Người ta nhớ rằng Hà Nội vẫn còn đó vụ mất điện lâu nhất trong lịch sử, đến hôm nay đã là 8 năm 14 ngày kể từ sáng 11/9/2014 tại Bảo tàng Lịch sử Hà Nội khi bà con dân oan kéo đến xem triển lãm Cải cách ruộng đất đảng mới mở và dự tính để đến hết năm. Nhưng ngay từ đầu đã bị phản ứng quyết liệt. Thế là mất điện cho đến bây giờ hơn 10 năm.
Người ta vẫn nhớ “biện pháp nghiệp vụ” khi chính quyền Hà Nội cho công an giả thợ cắt đá để sửa tượng đài Lý Thái Tổ nhằm phá tưởng niệm liệt sĩ chống Tàu hoặc cho dân phòng mặc áo mưa ra tưới vườn hoa khi trời đang mưa rào để ngăn người ta đi biểu tình về vườn hoa cảm tử.
Thậm chí Hà Nội còn cho đám Trần Nhật Quang, Nhật Lệ ra cầm cờ đảng để phá tưởng niệm Gạc Ma để rồi khi bị lên án thì chối như dính hủi. Khổ cái đám Trần Nhật Quang được trận tẽn tò như chó bị đá vì xun xoe sai chỗ và từ đó tởn luôn đến giờ.
Tất cả là sự vẻ vang và quang minh chính đại của đảng. Có sao đâu. Chuyện vặt trong đời sống hành xử của đảng với dân.
Người dân bảo nhau: Cướp thì làm sao có thể đòi nó hành xử đàng hoàng được.
Chuyện ca sĩ Khánh Ly cố về Việt Nam để “Nhớ mùa thu Hà Nội” thì cũng là chuyện của bà ta. Sinh ra ca sĩ là để hát để kiếm tiền sống, để được người ta khen, hoặc đơn giản là để người ta không quên mình.
Có điều là cố quá thì lắm khi thành quá cố. Khánh Ly chẳng đã từng đứng khóc nức nở trên sân khấu mấy năm trước ở Việt Nam khi biểu diễn một mình vì “khán giả quay lưng lại khi tôi đã già” đó sao.
Khóc thì cứ khóc nhưng quy luật nghiệt ngã cuộc đời là vậy. Hoa hết màu hết hương thì ra đường hoặc vào thùng rác, đó là số phận và vị trí của mình đừng kêu ca hay oán thán.
Có điều nên nhớ là ở Việt Nam thì “Biện pháp nghiệp vụ” rất đa dạng.
Và khi không thể đàng hoàng, danh chính ngôn thuận không thể được, thì đảng sẽ “chơi bẩn”.
Khổ thân cho các ca sĩ, nghệ sĩ hải ngoại quay đầu về kiếm ăn trong nước, dù sao thì vẫn chưa thể hiểu hết chính quyền Cộng sản. Thế nên chưa hiểu nghiệp vụ “Mất điện” đấy thôi.
26/09/2022
Vũ Mai