Trong những ngày vừa qua, trên các trang mạng xã hội Facebook và Youtube tràn ngập các video của đại úy Lê Chí Thành, nguyên là một quản giáo tại trại giam Thủ Đức, TP Sài Gòn.
Đại úy Lê Chí Thành đã đưa ra các bằng chứng để tố các vi phạm pháp luật của Ban giám thị Trại giam Thủ Đức và cá nhân của giám thị, đại tá Lê Bá Thuyên.
Đại úy Lê Chí Thành cho biết lý do phải lên MXH để tố cáo tham nhũng, tiêu cực của lãnh đạo trại giam Thủ Đức là do anh đã tố cáo lên lãnh đạo Cục quản lý trại giam(C10), Ủy viên ủy ban kiểm tra TƯ Bộ công an nhưng không được giải quyết mà còn bị chuyển công tác. Anh Lê Chí Thành cũng đã gọi điện thoại trực tiếp cho Tô Lâm, Bộ trưởng CA, Tô Lâm nói đã biết câu chuyện rồi dập máy.
Đã có cả chục triệu lượt người xem các livestream của đại úy Lê Chí Thành và trung tá Nguyễn Đức Hưng.
Kết quả cuối cùng là Cục quản lý trại giam và Giám thị trại giam Thủ Đức đã ra quyết định kỷ luật bằng hình thức tước quân tịch với đại úy Lê Chí Thành.
Tại sao lãnh đạo Bộ công an không giải quyết khiếu nại tố cáo của anh Lê Chí Thành theo qui định của pháp luật mà lại tiến hành kỷ luật tước quân tịch?
Thứ nhất, trong chế độ CSVN, người ngay thẳng không thể tồn tại trong ngành công an. Người dân Việt Nam có câu: “Người tử tế thì không nên làm công an, mà đã làm công an thì khó có thể là người tử tế”.
Trong ngành công an, họ đối xử với nhau bằng cách coi trọng đồng tiền hơn đồng chí.
Thứ hai, để có được chức Giám thị trại giam Thủ Đức, đại tá Lê Bá Thụy đã dùng rất nhiều tiền mua lãnh đạo từ Cục quản lý trại giam tới thứ trưởng, thậm trí là Bộ trưởng Tô lâm.
Theo những người thạo tin ở trong nước thì Lê Bá Thụy phải bỏ ra hàng chục tỷ đồng để mua chức Giám thị trại giam Thủ Đức.
Bởi vậy, Lê Bá Thụy có mối quan hệ rộng rãi với quan chức cấp Bộ và được các quan chức này bảo kê cho các vi phạm pháp luật trong việc tham nhũng.
Bởi vậy anh Lê Chí Thành càng tố cáo thì càng bị trù dập.
Đồng thời Lê Bá Thụy phải bỏ ra rất nhiều tỷ đồng để mua chuộc các đoàn thanh tra của Bộ công an để không thanh tra các vi phạm pháp luật của Lê Bá Thụy.
Tại sao Lê Bá Thụy lại sẵn sàng bỏ ra hàng chục tỷ để mua chức, Thụy kiếm tiền bằng cách nào để hoàn lại vốn và còn làm giàu nữa?
Các cách thức kiếm tiền phi pháp của Giám thị trại giam Thủ Đức Lê Bá Thụy kiếm:
Thứ nhất, hằng năm các trại giam trên cả nước có 3 đợt xem xét giảm án, tha tù trước thời hạn cho các phạm nhân để thi hành được 1/3 bản án. Các phạm nhân muốn được giảm án nhiều, tha tù trước thời hạn thì gia đình của họ phải bỏ tiền để hối lộ từ quản giáo tới giám thị trại giam.
Mỗi tháng tù được giảm đều được tính bằng tiền triệu. Những trại giam có đông phạm nhân, thì qua mỗi đợt giảm án, tha tù trước thời hạn, Ban giám thị trại giam có thể kiếm được nhiều tỷ đồng;
Thứ hai, là giám thị trại giam tham ô tiền kinh phí xây dựng, sửa chữa trại giam hằng năm. Mỗi năm, kinh phí sửa chữa, xây mới hằng chục tỷ đồng. Giám thị trại giam tìm mọi cách để chi tiêu và bỏ túi số tiền này;
Thứ ba, trại giam nào cũng quĩ đất để cho phạm nhân tăng gia, sản xuất rau, chăn nuôi. Lẽ ra sản phẩm do phạm nhân làm ra được bổ sung vào bữa ăn cho phạm nhân. Nhưng tiền bán sản phẩm sẽ vào túi giám thị. Mỗi năm cũng cả tỷ đồng.
Thứ tư, giám thị thông đồng với nhà bếp để ăn bớt khẩu phần ăn của phạm nhân;
Thứ năm, giám thị tham ô tiền từ kinh phí đào tạo nghề cho phạm nhân. Tiền mua nguyên vật liệu để cho phạm nhân học nghề lấy từ ngân sách nhà nước. Nhưng sản phẩm bán ra thì giám thị và các quản giáo bỏ túi;
Thứ sáu, bỏ túi tiền từ đấu thầu kinh doanh căng tin trong trại giam;
Thứ bảy. giám thị ăn tiền biếu xén từ cán bộ chiến sĩ trại giam và từ các gia đình tù nhân khi muốn có một cuộc sống tốt ở trong trại giam;
Thứ tám, mỗi khi có các đợt đặc xá, thì đó là cơ hội cho giám thị kiếm tiền hang tỷ đồng. Bởi phạm nhân ngoài tiêu chuẩn cải tạo tốt thì phải có tiền hối lộ.
Vậy tương lai nào cho anh Lê Chí Thành?
Ngày 4 tháng 8 thì anh Lê Chí Thành đã nhận được quyết định tước quân tịch của Cục C10. Nếu anh Lê Chí Thành tiếp tục lên mạng xã hội để tố cáo thì chắc chắn Bộ công an sẽ chỉ đạo công an địa phương tìm những sơ xót của Lê Chí Thành để tiến hành qui chụp và xử lý hình sự.
Có hai giải pháp:
Một là sẵn sàng chấp nhận rủi ro để tiếp tục sử dụng MXH đấu tranh chống tham nhũng và đem lại công lý cho mình;
Thứ hai là im lặng để tiếp tục khiếu kiện lên các cơ quan cao hơn trong hệ thống chính trị của chế độ CS.
Theo quan điểm của tôi thì trong thời điểm này tạm thời sử dụng giải pháp thứ hai là tốt nhất.
LS Nguyễn Văn Đài