Tại hội nghị Kỷ niệm 90 năm ngày ra đời ngành Tuyên giáo, sáng 31/7 năm 2020, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đọc một bài diễn văn quan trọng trước hàng 100 đại biểu ưu tú nhất của giới khoa học, văn nghệ sĩ của Đảng cs; trong bài diễn văn đó đã có những sai sót nghiêm trọng mà dư luận đã phê phán, chẳng hạn có ba văn nghệ sĩ nổi tiếng vẫn sống sau chiến tranh, còn nhận giải thưởng Hồ Chí Minh rồi mới mất mà bị coi là đã sĩ hy sinh trong chiến tranh. Đặc biệt nhà văn Nguyên Ngọc với bút danh Nguyễn Trung Thành vẫn đang sống ung dung mà cũng bị coi là đã hy sinh. Lỗi này là sai lầm của một chuỗi có hệ thống.
- Người chọn thư ký để viết một diễn văn quan trọng đã chọn nhầm người;
- Một thư ký dù giỏi đến đâu, khi viết một bài diễn văn quan trọng như vậy cần phải tham khảo ý kiến một số chuyên gia trong lĩnh vực chuyên ngành, mới có thể hoàn thiện văn bản. Trường hợp này chắc không cần tham khảo ai?
- Người đứng đầu ngành tuyên giáo nhất thiết phải đọc trước diễn văn này. Như vậy hoặc không đọc tức thiếu trách nhiệm, hoặc đã đọc mà không phát hiện ra thì trình độ không thể chấp nhận;
- Thủ tướng trước khi đọc bất kỳ bài diễn văn nào cũng phải xem trước một, hai lần. Lần trước thủ tướng đã mắc lỗi đọc mấy chữ viết tắt CLMV gây cười trong cộng đồng, mà không rút kinh nghiệm. Lần này cũng không xem trước cho kỹ, nên mắc sai lầm nghiêm trọng.
- Hàng 100 đại biểu trí thức ưu tú của đảng ngồi nghe chăm chú, vỗ tày rào rào, mà sau đó không ai có ý kiến nhắc nhở Thủ tướng về sai sót để kịp thời khắc phục? Nếu nhắc ngay để Thủ tướng xin lỗi mọi người và sửa ngay thì đâu đến nỗi toang ra xã hội!
- Các phóng viên báo chí, các tổng biên tập báo cho đăng một bài quan trọng như vậy mà cũng không phát hiện ra những sai sót?
Như vậy là cả một hệ thống để cho những sai sót đi qua một cách như không ai kiểm soát.
Vì vậy đủ biết có bao nhiêu văn bản dù nói đã thông qua hết cấp này đến cấp khác mà vẫn rất nhiều sơ hở, sai sót là điều dễ hiểu.
“Lỗi hệ thống” này là thuộc về thành tựu 90 nâm của ngành tuyên giáo đó!
(Ảnh: NHà Văn Nguyên Ngọc (Nguyễn Trung Thành) và tác giả chuyện trò vui vẻ 6/2019)
Source: FB Mạc Văn Trang