Sau khi bị các doanh nghiệp vừa mới “khai sinh” chưa đầy tháng giành gói thầu gần ngàn tỷ, các DN lão làng lập tức làm đơn tố ông Lương Tất Thắng – Chủ tịch UBND thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa và ông Lê Huy Hưng – Giám đốc ban QLDADTXD TP Sầm Sơn.Đơn tố cáo gửi thẳng Bộ Công an, cho rằng 2 cán bộ này tiếp tay cho các doanh nghiệp thuộc sở hữu của cả dòng họ Nguyễn Sinh Châu, Vũ Thị Tờ, trúng sơ tuyển Dự án Khu dân cư Đồng Xuân, phường Bắc Sơn, thành phố Sầm Sơn.
Theo hồ sơ, Dự án Khu dân cư Đồng Xuân được phát hành hồ sơ mời sơ tuyển (HSMST) vào ngày 13/4/2020 theo hình thức sơ tuyển quốc tế.
Thời điểm đóng thầu vào ngày 20/5/2020. Giá trị gói thầu là khoảng 600 tỷ.
Tuy nhiên, nhóm công ty tham gia gói thầu quốc tế chủ yếu là doanh nghiệp… sơ sinh!
Trước khi chủ đầu tư mời thầu, nhóm 8 công ty này (có bảng kê chi tiết tên, chủ sở hữu, cổ đông sáng lập…) đã giả mạo ban GPMB thành phố Sầm Sơn để xuất phiếu nhận tiền đền bù của hợp tác xã, nhiều clip của người dân xác nhận đã nhận tiền bị hợp tác xã thu giữ sổ đỏ đất nông nghiệp. Vì bị lừa nên người dân toàn bộ khu vực chỉ nhận được khoảng 20 tỷ tiền đền bù.
Thực tế sau này khi Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch GPMB thì kinh phí lên đến 52 tỷ! Vụ việc này có cả cán bộ của UBND Sầm Sơn (dưới sự chỉ đạo của ông Lương Tất Thắng chủ tịch) đi cùng nhóm doanh nghiệp núp bóng HTX Đồng Xuân để lừa dân.
Sau đó, 8 công ty gia tộc của gia đình bà Vũ Thị Tờ, chồng là Nguyễn Sinh Châu, con trai Nguyễn Vũ Long, con gái Nguyễn Thị Vân Anh, con rể cùng các người thân khác… có màn “quây thầu” và thông thầu bao gồm các công ty của chồng, con, em trai, con rể, cháu rể… các pháp nhân, cổ đông đều là quan hệ ruột thịt, sở hữu chồng chéo nhau.
Cả 8 công ty này chia thành 3 nhóm (có bảng kê chi tiết tên, chủ sở hữu, cổ đông sáng lập) trong đó có 5 công ty là các công ty gia đình tuổi đời 1 năm đến vài năm có vốn điều lệ không quá 120 tỷ (không đạt yêu cầu của Hồ sơ mời thầu).
Đặc biệt, có 3 công ty “sơ sinh” thành lập được 13 ngày đến vài tháng có vốn điều lệ lần lượt 555 tỷ, 516 tỷ, 528 tỷ (thành lập sau ngày chào hồ sơ mời thầu 13/04/2020). Các công ty này không thể chứng minh tài sản ròng (Về giá trị tài sản ròng có yêu cầu mức tối thiểu theo HS mời thầu “Giá trị tài sản ròng bình quân trong 3 năm tài chính liền kề trước năm thời điểm đóng thầu: 120 tỷ VND. Trường hợp nhà đầu tư là tổ chức mới thành lập (< 3 năm) thì giá trị tài sản ròng bình quân những năm gần nhất: 120 tỷ VND”.
Và: “Trường hợp liên danh, năng lực về tài chính của nhà đầu tư liên danh là tổng năng lực của các thành viên trong liên danh, đồng thời từng thành viên liên danh phải đáp ứng năng lực tương ứng với phần vốn góp chủ sở hữu theo thỏa thuận liên danh.”
Như vậy, khi tham gia dự sơ tuyển Nhà đầu tư Dự án trên thì Nhà đầu tư độc lập hoặc các nhà đầu tư trong Liên danh bắt buộc phải chứng minh giá trị tài sản ròng của mình bằng số liệu tài chính đã được kiểm toán tối thiểu 01 năm tài chính. Trước thời điểm đóng thầu vào ngày 20/5/2020.
Như vậy, 3 công ty mới được thành lập mấy ngày như đã nêu ở trên đã bị loại. Nhưng thực tế vẫn được ông Lương Tất Thắng – Chủ tịch UBND thành phố Sầm Sơn và ông Lê Huy Hưng – Giám đốc cho trúng sơ tuyển gói thầu 600 tỷ!
Cụ thể:
— Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Dịch vụ Kỹ thuật Việt Nam thành lập ngày 7/5/2020 (sau thời điểm phát hành HSMST và trước thời điểm đóng thầu 13 ngày).
— Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ Phương Anh thành lập ngày 7/5/2020 (sau thời điểm phát hành HSMST và trước thời điểm đóng thầu 13 ngày).
— Công ty cổ phần đầu tư 8888 thành lập ngày 22/10/2019 (trước thời điểm đóng thầu 20/5/2020 khoảng 7 tháng).Như vậy, theo HSMT thì 3 công ty này sẽ không đáp ứng được điều kiện về tiêu chí năng lực tài chính trong HSMT về chứng minh mức giá trị tài sản ròng tối thiểu.
Đặc biệt, 2 Công ty CP Đầu tư Phát triển Dịch vụ Kỹ thuật Việt Nam và Công ty CP Đầu tư Phát triển Công nghệ Phương Anh, cùng song sinh ngày 7/5/2020 trước thời điểm đóng thầu 20/5/2020 vỏn vẹn 13 ngày.
Kinh dị hơn, nhóm 8 công ty này đang vay nợ cầm cố tài sản ở khắp các hệ thống ngân hàng trong nước, rất nhiều các hợp đồng cầm cố tài sản đã hết hạn khi gói thầu này còn đang xét, vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tài chính doang nghiệp, và không đủ điều kiện là nhà đầu tư.
Về cơ cấu nhân sự điều hành, cổ đông sáng lập của 3 Liên danh gồm 1 gia đình 8 công ty :
Bà Nguyễn Thị Vân Anh: Kế toán trưởng kiêm cổ đông sáng lập nắm giữ 89% cổ phần của Công ty cổ phần Xây dựng và du lịch Như Vũ trong Liên danh Công ty cổ phần Xây dựng và du lịch Như Vũ – Công ty Cổ phần xây dựng và du lịch Minh Thành – Công ty CP Đầu tư phát triển dịch vụ kỹ thuật Việt Nam lại có cổ phần của Công ty Cổ phần thương mại du lịch và xây dựng Long Châu trong Liên danh Công ty Cổ phần thương mại du lịch và xây dựng Long Châu – Công ty cổ phần Đầu tư phát triển công nghệ Phương Anh.
Đồng thời Bà Nguyễn Thị Vân Anh lại là con gái ông Nguyễn Sinh Châu giám đốc công ty Long Châu.
Bà Lê Thị Yến: Kế toán trưởng của Công ty Phương An lại nắm giữ khoảng 29% cổ phần của Công ty Vân Tùng trong Liên danh Công ty cổ phần đầu tư 8888 – Công ty TNHH xây dựng thương mại Vân Tùng – Công ty TNHH Đức Trang.
Cả 8 công ty đều có chủ sở hữu và cổ đông sáng lập là vợ chồng bà Vũ Thị Tờ, chồng là Nguyễn Sinh Châu, con trai Nguyễn Vũ Long, con gái Nguyễn Thị Vân Anh.
Như vậy, với những nhân sự chồng chéo, tài sản sở hữu chéo trong các công ty khác nhau của 3 Liên danh kể trên các nhà đầu tư đã sắp đặt, thông thầu khi tham gia dự sơ tuyển lựa chọn Nhà đầu tư, phải có sự tiếp tay của nhóm lợi ích.
Rõ ràng có sự nâng đỡ không trong sáng ở Thanh Hóa.
Nguồn: Trương Châu Hữu Danh