Theo thông tin không chính thức nhưng đáng tin cậy được ghi nhận nhân sự cho Đại hội XIII sẽ có trường hợp đặc biệt. Cụ thể, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục ở lại giữ cương vị tổng bí thư, trong khi đó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ được bầu vào vị trí Chủ tịch nước.
Vị trí thủ tướng sẽ được ông Phạm Minh Chính, hiện là trưởng ban tổ chức trung ương tiếp quản, và vị trí còn lại trong tứ trụ là Chủ tịch Quốc hội sẽ dành cho Bí thư thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ.
Như vậy theo thông tin trên sẽ có hai trường hợp đặc biệt cho vị trí tứ trụ lãnh đạo đó là Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng (sinh năm 1944, 77 tuổi); Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (sinh năm 1954, 67 tuổi) vì hai người đều trên 65 tuổi. Thêm nữa, theo khoản 1 điều 17 Chương III của Điều lệ Đảng Cộng Sản Việt Nam vị trí chức vụ Tổng Bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.
Như vậy, nếu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng muốn tiếp tục nhiệm kì ở vị trí cũ, không những cần sự đồng thuận của Ban Chấp hành Trung ương, mà cần thay sửa đổi điều lệ Đảng, đây là sự việc chưa tiền lệ tại các Đại hội Đảng trước đây. Dù đang ở tuổi 77, và đã giữ vị trí Tổng bí thư qua hai nhiệm kì tròn 10 năm, nhưng không phải chuyện lạ ở lĩnh vực chính trị. Ví dụ, Tổng thống Mỹ Joe Biden trở thành Tổng thống Mỹ thứ 46 ở tuổi 78 và khi kết thúc nhiệm kì đã ở tuổi 82. Thêm nữa Thủ tướng Angela Merkel đang lãnh đạo nước Đức ở nhiệm kì thứ 4 liên tiếp, tuy nhiên không hề có phản đối nào diễn ra đối với bà. Đơn giản, hai vị lãnh đạo đó để có được vị trí này đều thông qua những là phiếu dân chủ của người dân, có sự đồng thuận của các chính trị gia và các Đảng phái khác.
Trái lại ở Việt Nam, ở hai vị lãnh đạo Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dù cả đều ghi dấu ấn mạnh ở nhiệm kì của mình. Cụ thể, với chính sách tiếp tục đốt lò, Tổng bí thư đã liên tiếp điều tra, bắt giam, và kết án nhiều quan chức như cựu Chủ tịch Hà Nội ông Nguyễn Đức Chung, phó tổng bí thư TP Hồ Chí Minh Tât Thành Cang, Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng. Tương tự, ông Xuân Phúc cũng ghi dấu với những năm tăng trưởng GDP ổn định, lạm phát thấp và chống đại dịch Covid-19 hiệu quả.
Tuy nhiên, ai cũng hiểu đằng sau đó là kết quả của những đấu đá nội bộ khi sự công bằng, và thượng tôn pháp luật chẳng hề tồn tại ở đất nước Cộng Sản. Đằng sau những kết quả đáng khích lệ về kinh tế, là những mặt trái của tham nhũng, trục lợi, và quan liêu. Một tổng bí thư đã cao tuổi vừa trải qua cơn đột quỵ không đủ sức khỏe, và một Thủ tướng nói hay hơn làm nếu tiếp tục tại vị sẽ chẳng mang lại kết quả tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, ở một đất nước độc Đảng và chuyên quyền thì những “trường hợp đặc biệt” là điều bình thường mà thôi.