Theo 5 bản án mà các toà án cấp tỉnh của nhà nước CSVN đã xét xử thì doanh nhân Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã cấu kết với hàng loạt các quan chức chóp bu ở các tỉnh Đồng Nai, Quảng Ninh, Bắc Ninh,… để hối lộ, vi phạm các quy định về đấu thầu,…
Tổng mức năm tù của bà Nhàn đã lên tới trên 100 năm, nhưng bà Nhàn chỉ chịu hình phạt tổng hợp là 30 năm tù.
Bộ công an Việt Nam đã ra quyết định truy nã quốc tế với bà Nhàn.
Nhà cầm quyền CSVN đã biết bà Nhàn hiện đang tị nạn ở CHLB Đức và đã nhiều lần yêu cầu chính phủ CHLB Đức cho dẫn độ bà Nhàn về Việt Nam.
Phía chính phủ Đức nói rằng Việt Nam và Đức chưa có Hiệp định về dẫn độ. Đồng thời Bộ tư pháp và Toà án Đức là những cơ quan có thẩm quyền về việc dẫn độ. Những cơ quan này hoạt động độc lập, chính phủ Đức không có quyền can thiệp.
Chính phủ CHLB Đức bảo vệ bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn một cách đặc biệt ra sao?
Theo tờ báo Bild, một tờ báo có uy tín ở Đức cho biết bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn sống trong một ngôi nhà bí mật và an toàn ở Đức.
Ngôi nhà được lắp đặt camera công nghệ cao ở mặt tiền và đèn chiếu sáng mọi góc cạnh của ngôi nhà.
Những chiến xe Limousine bọc thép túc trực trước cửa chính, sẵn sàng khởi hành.
Cảnh sát vũ trang hạng nặng bao quanh toà nhà suốt ngày đêm, Các đơn vị đặc biệt đang quan sát khu vực từ các căn hộ lân cận.
Dù chi phí bảo vệ lên đến hàng triệu Euro, các cơ quan an ninh Đức vẫn duy trì các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt.
Tại sao chính phủ Đức lại bảo vệ bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn nghiêm ngặt?
Mạng lưới điệp viên của cộng sản Việt Nam được Tô Lâm xây dựng hoạt động khắp nước Đức và các nước Đông Âu.
Những điệp viên này kết hợp với an ninh của Sứ quán Việt cộng và an ninh từ Việt Nam sang, họ sẵn sàng tham gia vào bắt cóc bà Nhàn bất cứ lúc nào.
Những hoạt động của các điệp viên Việt cộng tại Đức đều bị cơ quan phản gián Đức theo dõi. Bởi vậy, cơ quan an ninh Đức đánh giá mức độ rủi ro cao với bà Nhàn, buộc cơ quan an ninh phải bảo vệ bà Nhàn một cách nghiệm ngặt.
Tại sao trong khi Việt Nam truy nã mà chính phủ Đức lại cho bà Nhàn được tị nạn?
Chính phủ CHLB Đức luôn coi chế độ CSVN là chế độ độc tài và chế độ tham nhũng.
Ở chế độ độc tài cộng sản và tham nhũng tại Việt Nam thì không có doanh nhân nào có thể làm ăn chân chính. Các doanh nhân bắt buộc phải mắc ngoặc, cấu kết với các quan chức từ trung ương tới địa phương để làm ăn, kinh doanh.
Chính phủ CHLB Đức cũng hiểu rất rõ là ở Việt Nam không có cuộc chiến chống tham nhũng mà chỉ cuộc chiến mượn danh chống tham nhũng để đấu đá, tranh giành quyền lực.
Những kẻ nắm quyền lực thực hiện cái gọi là “chống tham nhũng” lại là những kẻ sống hủ bại, xa hoa và tham nhũng bậc nhất ở Việt Nam.
Bởi vậy khi cuộc đấu đá tranh giành quyền lực bắt đầu bằng vụ án tham nhũng thì các doanh nhân trở thành nạn nhân đầu tiên.
Chính phủ CHLB Đức rất công tâm, nên họ coi các doanh nhân Việt Nam là các nạn nhân trong các cuộc đấu đá, tranh giành quyền lực của giới chóp bu CSVN chứ không phải là thủ phạm.
Chính phủ CHLB Đức coi doanh nhân Nguyễn Thị Thanh Nhàn và các thành viên của công ty cổ phần quốc tế AIC là nạn nhân của cuộc tranh chấp chính trị của giới chóp bu CSVN.
Nước Đức không bao che cho các tội phạm tham nhũng, nước Đức chỉ bảo vệ cho các nạn nhân của các cuộc xung đột chính trị nội bộ của chế độ CSVN.
Và đương nhiên, chính phủ CHLB Đức cho phép doanh nhân Nguyễn Thị Thanh Nhàn và những thuộc cấp của bà được cư trú tị nạn chính trị và được cấp quy chế tị nạn chính trị tại Đức.