Chiều 21/10, Quốc hội bỏ phiếu miễn nhiệm chức Chủ tịch nước với ông Tô Lâm.
Sau đó, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường được Quốc hội khóa 15 bầu giữ chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026.
Nghị quyết bầu ông Lương Cường làm Chủ tịch nước được thông qua với 440/440 đại biểu Quốc hội tán thành.
Ngay sau khi được bầu, Chủ tịch nước Lương Cường bước lên bục thực hiện nghi lễ tuyên thệ.
Như vậy, ông Tô Lâm là Chủ tịch nước có nhiệm kỳ ngắn nhất trong 5 đời Chủ tịch nước gần đây.
Sau khi ông Trần Đại Quang qua đời vì virus “hiếm và lạ” vào tháng 9/2018 khi mới giữ chức Chủ tịch nước được 2 năm 172 ngày, các đời Chủ tịch nước liên tiếp sau đó đều có thời gian làm việc ngắn ngủi vì bệnh, bị thôi chức…
Người thay ông Quang là ông Nguyễn Phú Trọng Tổng bí thư, kiêm thêm chức Chủ tịch nước được 2 năm 164 ngày, trước khi nhường lại ghế Chủ tịch nước cho người kế nhiệm.
Hai người sau đó là ông Nguyễn Xuân Phúc được 1 năm 288 ngày, Võ Văn Thưởng được 1 năm 18 ngày. Cả hai đều có đơn xin thôi chức. Và cuối cùng là ông Tô Lâm được 150 ngày.
Ông Tô Lâm có tham vọng 1 mình giữ hai chức Tổng bí thư và Chủ tịch nước. Nhưng tham vọng của ông Tô Lâm đã bị cản trở bởi phe quân đội.
Phe quân đội không muốn tập trung quyền lực vào tay một người, họ muốn vẫn theo truyền thống tứ trụ.
Việc ông Lương Cường làm Chủ tịch nước cũng là giải pháp tạm thời vì ông Lương Cường sinh năm 1957.
Đại hội 14 năm 2026, lúc đó ông Lương Cường đã 69 tuổi, quá tuổi để ở lại thêm một nhiệm kỳ nữa.
Việc ông Tô Lâm trước khi chia tay ghế Chủ tịch nước đã phòng quân hàm đại tướng cho Tham mưu trưởng quân đội Nguyễn Tân Cương.
Điều này được hiểu, ông Nguyễn Tân Cương sẽ lên thay ông Phan Văn Giang làm Bộ trưởng Quốc phòng.
Như vậy, khả năng ông Phan Văn Giang sẽ thay ông Lương Cường làm Chủ tịch nước sau Đại hội 14.