Từ ngày 26 tới ngày 29 tháng 10 năm 2024, Bộ trưởng công an Lương Tam Quang sang Đức với sứ mệnh đề nghị phía Đức cho dẫn độ Nguyễn Thị Thanh Nhàn về Việt Nam.
Đây là sứ mệnh trọng đại mà Tô Lâm trao cho Lương Tam Quang.
Mục đích mà Tô Lâm muốn bắt bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn về Việt Nam để điều tra về mối quan hệ với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Bởi vì đối thủ đầu tiên mà Tô Lâm muốn hạ trong nhiệm kỳ Đại hội 13 là Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Tô Lâm cho rằng ông Phạm Minh Chính là người đỡ đầu cho tập đoàn AIC và bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Và tập đoàn AIC là sân sau của ông Chính.
Theo những thông nội bộ bị rò rỉ trên mạng xã hội thì ông Chính đã biết trước kế hoạch của Tô Lâm nên đã báo cho bà Nhàn trốn khỏi Việt Nam.
Ban đầu, Tô Lâm muốn hạ ông Phạm Minh Chính vì cho rằng ông Chính là đối thủ khó nhất và cản đường Tô Lâm giành quyền lực tuyệt đối.
Nay Tô Lâm đã giành được quyền lực cao nhất thì Tô Lâm lại muốn người ngồi ghế Thủ tướng phải là người phục tùng Tô Lâm vô điều kiện.
Nhưng Thủ tướng Phạm Minh Chính không phải là đàn em của Tô Lâm và không chịu phục tùng Tô Lâm.
Thứ hai, ông Phạm Minh Chính đã từng nhiều lần vận động cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hạ bệ Tô Lâm từ sau vụ bò dát vàng. Tô Lâm biết rõ điều này.
Giờ đây, lịch sử đấu đá của giới chóp bu CSVN lặp lại: cặp đấu ở nhiệm kỳ đại hội 12 là cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và cựu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Cuộc đấu bất phân thắng bại, Nguyễn Phú Trọng ở lại nhiệm kỳ 3, còn Nguyễn Xuân Phúc ngồi ghế Chủ tịch nước ở đại hội 13.
Nay cặp Tổng bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính giao đấu và khả năng cũng bất phân thắng bại. Cả hai sẽ ở lại sau đại hội 14 để tiếp tục cuộc đấu.
Cuối cùng, nội chiến của giới chóp bu CSVN thì người dân và đất nước phải gánh chịu hậu quả.