Ngày 25/11/2024, tại Hội nghị TƯ bất thường, phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh Bộ Chính trị, Ban Bí thư “đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt” triển khai nhiệm vụ lớn mà hội nghị lần thứ 10 Trung ương Đảng khóa 13 đã xác định. Trong đó, quan trọng là xin ý kiến Trung ương về chủ trương tổng kết sớm toàn diện Nghị quyết số 18 và tiếp tục sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn hoạt động hiệu quả, nhất là cấp Trung ương.
Việc tinh gọn bộ máy đã được Tổng Bí thư Tô Lâm nhắc đi nhắc lại liên tục trong các cuộc họp gần đây.
Hàng loạt các tờ báo Việt Nam như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Dân Trí đều có nhiều bài viết lấy ý kiến của các chuyên gia hiến kế, góp ý theo chiến thuật truyền thông “tiền hô hậu ủng”, “nhất hô bá ứng”.
Vì sao dư luận người dân nghi ngờ ông Tô Lâm “nói thì hay nhưng làm thì dở hoặc là nói những không làm”?
Khi ông Tô Lâm làm Bộ trưởng công an đã tiến hành sắp xếp lại bộ máy của ngành công an. Ông Tô Lâm đã thực hiện việc xoá bỏ 8 tổng cục và giảm hơn 60 cục.
Nhưng trên thực tế số lượng nhân sự của ngành công an lại tăng lên, ngân sách tăng gây ra gánh nặng cho người dân và đất nước.
Ai cũng nhận ra là chỉ có quyền lực của ông Tô Lâm tăng lên khi ông Tô Lâm không phải qua trung gia là cấp tổng cục mà ông Tô Lâm có thể trực tiếp bổ nhiệm cục trưởng, cục phó, giám đốc, phó giám đốc công an của 63 tỉnh, thành phố.
Vậy mục đích ông Tô Lâm sắp xếp, sát nhập các bộ và các ban của đảng của lần này là gì?
Từ khi ông Tô Lâm lên nắm chức Tổng bí thư, ông ấy đã nhận ra rằng:
Thứ nhất, có những cơ quan cấp bộ không cần thiết hoặc nhiệm vụ, chức năng của một số bộ trùng lặp. Điều này gây khó khăn cho việc điều hành và quản lý.
Bởi vậy việc sát nhập một số bộ là cần thiết.
Thứ hai, một số ban của đảng như: Ban kinh tế, Ban nội chính, Ban đối ngoại không còn thiết vì nó trùng lặp nhiệm với các cơ quan bộ liên quan. Bởi vậy ông Tô Lâm giải thể các ban này và chuyển nhiệm vụ về cho các cơ quan bộ.
Thứ ba, việc phải chi trên 70% ngân sách để trả lương cho bộ máy các cơ quan hành chính là quá lớn, không còn tiền để đầu tư xây dựng và phát triển. Bởi vậy, việc giảm các cơ quan bộ, ban của đảng dẫn đến giảm biên chế và giảm chi ngân sách để trả lương.
Thứ tư, việc giảm một số bộ và ban của đảng giúp ông Tô Lâm nắm được nhiều quyền lực hơn.
Như vậy, đây là cuộc cải cách bộ máy hành chính trong thể chế chính trị độc đảng. Đây không phải là cải cách thể chế chính trị.
Ông Tô Lâm nhiều lần nói “điểm nghẽn của điểm nghẽn là thể chế”.
Nhưng việc cải cách hành chính chỉ làm tăng quyền lực cho ông Tô Lâm chứ không làm thông “thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn”.