Từ Thông tin bắt giữ các đại gia có liên quan đến SCB
Bộ Công an sáng 8/10 cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C03) tiến hành khởi tố vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên quan bắt giữ các lãnh đạo cao cấp.
Bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị bắt tạm giam để điều tra tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, công an cũng tạm giam ba người khác là bà Trương Huệ Vân, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn quản lý Bất động sản Windsor; Nguyễn Phương Hồng, Trợ lý Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát; Hồ Bửu Phương, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán Tân Việt, nguyên Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Thông tin trên khiến người dân lo lắng vì cho rằng, nữ đại gia gốc Hoa – Trương Mỹ Lan có liên hệ mật thiết với Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB).
Một thông tin khác cũng được chú ý là ông Nguyễn Tiến Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Chứng khoán Tân Việt đột ngột qua đời vào ngày 6/10, ông cũng đồng thời là thành viên HĐQT độc lập của SCB từ tháng 4/2017. Đã tạo mỗi hoang mang trong dư luận về sự sụp đổ của SCB.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sáng 8/10 đăng tải khuyến cáo cho biết, “trên mạng xã hội lan truyền thông tin tiêu cực về Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) dẫn đến hiện tượng một số người dân rút tiền trước hạn.
Về việc này Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẳng định sẽ theo dõi sát tình hình để ngân hàng hoạt động bình thường và có giải pháp, chính sách theo quy định của pháp luật để đảm bảo quyền và lợi ích của người gửi tiền, giữ vững ổn định của SCB nói riêng và hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung.
NHNN khuyến cáo người gửi tiền không nên rút tiền trước hạn, tránh ảnh hưởng đến quyền lợi của người gửi tiền.”
Theo Quyết định về Hạn mức trả tiền Bảo hiểm do Thủ tướng Chính phủ ban hành hồi năm 2021, “Số tiền tối đa tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125.000.000 đồng.”
Nhân viên của SCB cho hay, vấn đề khủng hoảng nếu có chỉ là nhất thời, “dù luật Việt Nam có cho phép Ngân hàng được phá sản, tuy nhiên về nguyên tắc ngầm thì gần như không có ngân hàng nào được phép phá sản tại thời điểm này (các Ngân hàng 0 đồng là 1 ví dụ).
Thứ hai là nguồn khách hàng cực lớn của SCB, nếu không giữ mà để họ rút hết ra rồi thì sau này rất khó để hồi phục lại nguồn vốn huy động này.”
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn trong trưa ngày 8/10 cũng có thông cáo báo chỉ khẳng định đã rà soát và “Công ty An Đông không phải cổ đông của SCB, bà Trương Mỹ Lan không giữ chức vụ quản lý và điều hành tại SCB. Do đó, không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh bình thường của SCB.”
Ngân hàng này cam kết :có đầy đủ giải pháp, nguồn lực để bảo đảm quyền lợi và lợi ích của người gửi tiền cũng như quyền, lợi ích của đối tác và khách hàng của SCB theo quy định của pháp luật. Tại SCB, quyền lợi của khách hàng được đặt ở vị trí cao nhất. Các nhu cầu, thắc mắc của khách hàng trong mọi tình huống sẽ được xử lý một cách tận tâm, trọn vẹn.
Mặc dầu vậy nhưng ở Việt Nam niềm tin của người dân vào hệ thống pháp luật và lời phát biểu của các quan chức là cực kém, nếu không muốn nói là hầu như không có nên người dân luôn tự phải bảo vệ tài sản của mình trước các biến động của thời cuộc.