Từ sau hội nghị Thành Đô năm 1990 thì chính sách ngoại giao của Đảng Cộng sản (ĐCS) đã thay đổi. Quân đội có sức chiến đấu mạnh mẽ dưới thời Lê Duẩn bị thay thế bởi chính sách “quỳ gối cầu hòa” do bộ tứ Nguyễn Văn Linh – Đỗ Mười – Phạm Văn Đồng – Lê Đức Anh chủ trương. Điều đáng nói là nhân vật Lê Đức Anh, con người này khi cầm quân đánh vào đồng bào mình thì rất hăng nhưng khi đối đầu với giặc Phương Bắc thì ông ta lại có chủ trương “quỳ gối”. Ngày 14-3-1988, 64 chiến sĩ giữ đảo Gạc Ma – Trường Sa bị buộc không nổ súng để làm bia tập bắn cho quân Trung Quốc được cho là bởi mệnh lệnh của Lê Đức Anh – Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng lúc đó.
Quân đội CS Việt Nam đang trên đà rệu rã và ĐCS hiện nay không có khả năng tạo dựng lại một quân đội hùng mạnh như trước đây được. Thời nay đã khác xưa rất nhiều. Quân đội bây giờ chỉ còn khả năng chống dân chứ và họ đã hoàn toàn mất khả năng chống giặc rồi. Để đối phó với kẻ thù phương Bắc thì đảng đã có đường lối, đó là “nhịn” và “nhường”. Nếu Trung Quốc gây sự thì nhịn, nếu Trung Quốc lấn tới là nhường. Đường lối này đảng giao cho Bộ Ngoại Giao thực hiện, hết.
Như vậy, quân đội hiện nay chỉ còn nhiệm vụ chống dân là chủ yếu. Mà chống dân thì chỉ cần ác là đủ chứ không cần hùng mạnh. Từ tiêu chí đó mà đến nay, quân đội Việt Nam đang ngày một trở nên rệu rã.
Có 3 yếu tố để khẳng định sự rệu rã của quân đội, đó là:
Thứ nhất, cho quân đội làm kinh tế. Không dùng quân đội cho chiến đấu thì dùng quân đội để kiếm tiền. Từ chỗ chủ trương quân đội làm kinh tế mà nó kích thích lòng tham sĩ quan các cấp. Việc thăng quân hàm thường kèm theo tăng quyền, mà tăng quyền thì cơ hội kiếm tiền lớn hơn. Quy tắc quyền đẻ ra tiền, rồi dùng tiền mua quyền ngày một trở nên mốt thịnh hành trong ĐCS. Chính vì vậy, phong trào đút lót để lên lon lên chức xảy ra phổ biến. Từ đó quân đội CS Việt Nam ngày một lạm phát tướng tá. Rất nhiều trong đó là những tướng tá thiếu năng lực tác chiến nhưng thừa năng lực chạy chọt đút lót.
Thứ nhì là tình trạng tham nhũng trong quân đội rất nghiêm trọng. Năm 2015, tổng thống Mỹ Barack Obama bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương. Với ngân sách quốc phòng mỗi năm lên đến trên 5 tỷ đô la, nên năm 2017 phía Việt Nam đàm phán mua vũ khí hiện đại của Mỹ. Tuy nhiên phía Việt Nam cũng đặt điều kiện với phía Mỹ là bên bán phải nâng khống giá trị hợp đồng sau đó lại quả 25% cho quan chức. Nhận thấy quan chức quốc phòng CS muốn mua vũ khí để rút ruột ngân sách chứ không vì an ninh quốc gia nên phía Mỹ không làm ăn với phía Việt Nam và hợp đồng đổ vỡ. Thông tin này được trang chuyên về quốc phòng của Anh Quốc – Shephard Media đưa tin. Nếu không có thông tin này thì cái mục đích dùng ngân sách quốc phòng trục lợi xưa nay vẫn chỉ là nghi ngờ chứ khó mà khẳng định. Bị Mỹ từ chối, quan chức quốc phòng Việt Nam đành quay lại đặt vấn đề mua vũ khí với Nga và Tàu thôi. Nga và Tàu sẵn sàng chấp nhận luật chơi này thì với hơn 5 tỷ đô la mỗi năm, quan chức CS sẽ kiếm tiền khẳm. Vả lại nếu mua vũ khí Nga thì Trung Cộng cũng mua được và thậm chí Trung Cộng còn có thể mua vũ khí còn tối tân hơn, lúc đó sức mạnh vũ khí Việt Nam Trung Quốc nắm trong lòng bàn tay.
Thứ ba là kỷ luật quân đội bị xem thường. Như trường hợp quân nhân Trần Đức Đô bị giết vì nạn đại bàng trại giam cho thấy, kỷ luật quân đội đã bị “cùn” nên tội phạm băng đảng nổi lên dày đặc trong quân đội. Điều đáng buồn là mới đây, Bộ Quốc Phòng công khai bảo vệ cái thối nát của quân đội bằng kết luận quân nhân Trần Đức Đô chết do “treo cổ”. Đây là bằng chứng cho thấy, cái thối nát được duy trì, cái ác được bảo vệ.
Cho quân đội kinh tế kích thích lòng tham sĩ quan, liệu quân đội còn mạnh không? Để tham nhũng trong quân đội thành đại dịch, liệu quân đội có hùng mạnh không? Để tình trạng kỷ luật quân đội bị mất tác dụng, liệu quân đội còn mạnh không? Có thể nói quân đội hiện nay không có khả năng bảo vệ tổ quốc, vậy thì những chàng trai đầy nhiệt huyết có cần phải vì tầng lớp tham lam và ích kỷ này không, hay cần phải chỉa súng vào đầu bọn họ nếu có cơ hội?
Trong Quân đội, nếu sĩ quan vì tổ quốc, lính vì tổ quốc thì giữa chỉ huy và lính có sự gần gũi như người một nhà vì cùng chung một lí tưởng cao cả. Tuy nhiên nếu chỉ huy vì lợi ích cá nhân thì họ chỉ xem người lính là công cụ, miệng thì gọi “đồng chí” nhưng trong lòng thì họ xem lính chẳng khác nào “con chó”, họ đánh chết và đem chôn mà không cần phải đòi công lí cho “những mạng chó” rẻ rúng đó.
Trần Đức Đô là một bài học cho những người lính. Trường hợp bị giết như Trần Đức Đô không ít, vậy nên nó không phải là “tai nạn” mà là bản chất của quân đội Việt Nam hiện nay nó thế. Phải nói rằng anh Trần Đức Đô đã xung phong nhập ngũ, nghĩa là trong suy nghĩ của anh là anh sẽ “cống hiến cho tổ quốc”, nhưng không, anh đã sai lầm. Sai lầm vì ngây thơ tin vào tuyên truyền đối trá của tuyên giáo. Giờ Trần Đức Độ đã khuất, không chỉ linh hồn anh ôm hận mà cha mẹ anh cũng phải ôm hận mãi mãi. Ngày 12/7 ông Phan Văn Giang được thăng quân hàm đại tướng, và cũng ngày này, quân đội đã khẳng định cái chết của quân nhân Trần Đức Đô là do “tự treo cổ”. Ông Phan Văn Giang đã chỉ đạo bộ máy chỉ huy trong Bộ Quốc Phòng bảo vệ cái thối nát cho chế độ là quá rõ ràng. Cả một bộ máy bao che cho cái ác, bao che cho sự thối nát trong quân đội thì có thể nói bọn họ xứng đáng để các bạn quay nòng súng.
Ắt hẳn trong quân đội CS có những sĩ quan có tâm với đất nước thật. Tôi không tin mọi sĩ quan quân đội CS đều là ác quỷ. Tôi tin còn đó những con người bất bình với hành động bao che cái ác của Bộ Quốc Phòng. Trong quân đội, những người lính, những sĩ quan có tâm với đất nước cần phải sẵn sàng. Thời cơ đến là các anh cần phải giúp dân thay thì giúp những kẻ gian ác kia. Những người lính có trái tim là những người mà đất nước này rất cần. Hậu CS, những người như thế vẫn sẽ là trụ cột cho đất nước. Hãy nhìn sang Cuba xem dân tộc ấy ra sao? Thưa các quân nhân, dân tộc ấy đã nhận ra bộ mặt thật của bọn tham lam ích kỉ ở thượng tầng và người dân Cuba đang muốn đuổi cổ bọn nó ra khỏi ghế quyền lực. Bọn cầm quyền đã làm hại dân hại nước quá nhiều rồi. Người dân Cuba làm được thì tại sao người Việt lại không?
Tham khảo: